3 sáng kiến mới “công nghệ xanh” áp dụng trong thiết kế và xây dựng
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, hàng năm, chủ sở hữu các công trình thương mại đã phải chi 107,9 tỷ đô Mỹ cho chi phí năng lượng tiêu thụ trong các công trình của mình.
Trong một vài năm trở lại đây, đã có nhiều xu hướng và trào lưu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng vào các công trình kiến trúc nhà ở và sinh hoạt công cộng, góp phần tích cực vào giảm thiểu chi phí của khí thải carbon từ các tòa nhà.
Chủ sở hữu của các công trình kiến trúc giờ đây đã phải nghĩ đến giải pháp kết hợp công nghệ xanh vào các tòa nhà của mình và đã giảm nhiều chi phí năng lượng trong hóa đơn điện của họ. Công nghệ áp dụng sử dụng năng lượng hiệu quả không phải chỉ để đạt được tiêu chuẩn quốc tế LEED mà công nghệ này còn mang lại kinh tế thiết thực cho tất cả các công trình kiến trúc.
Sau đây là 3 công nghệ xanh mới nhất để tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chi phí và kiểm soát được chính công việc và cuộc sống của người sử dụng:
1. Công nghệ phủ HPS:
Công nghệ lớp phủ HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế cách nhiệt cho cả nội và ngoại thất. Công nghệ phủ này phản chiếu lại sự tỏa nhiệt bên trong của các công trình mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của các công trình đó. Kết quả là tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng và khí thải carbon.
Đối với các cửa sổ, có loại công nghệ HPS-G – loại công nghệ phủ kính trong suốt phản chiếu khí nóng, chỉ sử dụng một lớp phủ duy nhất. Lý tưởng cho việc áp dụng cả thời tiết mùa nóng và lạnh. Lớp phủ ngăn không cho khí nóng hoạt động, chặn được khoảng 99% tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại. Lớp phủ này được thiết kế để giảm nhiệt độ trong nhà từ 5-8 độ và giảm được khoảng 20-30% chi phí điện năng cho công trình.
Các bức tường nội và ngoại thất có thể xử lý bằng công nghệ HPS-X và HPS-I. Đó là công nghệ chống thấm, mốc và chống ô xy hóa, nhằm duy trì nhiệt độ dễ chịu cho không gian bên trong tòa nhà và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng chung cho cả tòa nhà. Trong khi công nghệ HPS-X phản chiếu khí nóng thì HPS-I lại là công nghệ ngăn ngừa sự chuyển giao của khí nóng. Chủ sở hữu công trình có thể tiết kiệm được khoảng từ 20-40% chi phí năng lượng tiêu thụ thông qua áp dụng hai công nghệ này. Sản phẩm cũng không gây ra bất cứ nguy hại nào cho môi trường. Ngoài ra, sản phẩm còn thích ứng được sự thay đổi của thời tiết. Sản phẩm áp dụng được cho cả đường bê tông, gỗ, nhựa và có nhiều chủng loại màu sắc.
2. Công nghệ MODLET
Mặc dù chưa chính thức đi vào thị trường nhưng công nghệ Modlet – ThinkEco là công nghệ được sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của năng lượng qua các thiết bị sử dụng trong văn phòng và nhà ở. Modlet là một con chip lần theo dấu tích năng lượng tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng lượng qua blowser mạng. Modlet cho phép người sử dụng có thể theo dõi được thông tin tiêu thụ năng lượng để đánh giá việc tiêu thụ đó và lập nên một kế hoạch và chiến lược để cải thiện việc tiêu thụ điện năng trong ngôi nhà hoặc văn phòng của người sử hữu.
Công nghệ này có thể tiêt kiệm được 10-20% hóa đơn điện hàng tháng, phụ thuộc vào các thiết bị mà ta sử dụng cho công trình.
3. Công nghệ tự động DESIGO
SIEMENS, là một công ty luôn tiên phong trên thế giới về sáng tạo trong công nghệ hiệu quả năng lượng và HVAC: Đó chính là hệ thống DESIGO – hệ thống này được sáng chế nhằm cải thiện môi trường và quản lý năng lượng tiêu thụ. Hệ thống DESIGO được thiết kế để ứng dụng cho tất cả các loại công trình, cho phép người sử dụng có thể quản lý được mức độ tiêu thụ điện năng và điều chỉnh sắp xếp hệ thống dựa vào việc thay đổi các thông số. Kết quả là công trình kiến trúc sẽ đạt được thành tựu trong tiết kiệm năng lượng tối đa.
Hệ thống DESIGO cho phép điều khiển và kiểm soát thông qua điều khiển trực tuyến hoặc điều khiển từ xa qua browser mạng. Hệ thống này hỗ trợ nhiều loại hình khác nhau gồm Microsoft® Windows 7, Vista, XP, Internet Explorer 8. Hệ thống còn có mạng lưới quản lý báo động tập trung để đảm bảo tối đa độ an toàn.
(Theo Báo Xây Dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet