Điều gì được cho là nguồn cảm hứng thực sự và điều gì bị coi là “đạo ý tưởng”? Và làm thế nào để vạch rõ ranh giới giữa chúng? Rất khó để giải thích hợp lý về sự khác biệt việc tán dương một tác phẩm và bản sao của nó.

Đặc biệt, đối với các kiến trúc sư thì vấn đề này luôn là tâm điểm của mọi sự tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua. Bất chấp tất cả, thời đại này sang thời đại khác, các kiến trúc sư vẫn mượn những ý tưởng trước đó và biến nó thành một tác phẩm khác, và họ cũng có phần nào công sức trong tác phẩm đó.

Vì vậy, cho dù bạn coi họ như những người cải cách tiên phong hay chỉ là những người “mượn ý tưởng” thì những kiến trúc sư sau đây vẫn là những người có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

1. Filippo Brunelleschi

Để bắt đầu danh sách, chúng ta hãy cùng quay trở về thời của Filippo Brunelleschi. Ông sinh ra ở Florence nước Ý vào năm 1377. Là một trong những người được coi là bậc thầy của kiến trúc hiện đại, những sáng tạo trong tác phẩm của ông có tác động to lớn để nhiều nghệ sĩ thời kỳ phục hưng noi theo. Tài năng thực sự của Brunelleschi nằm ở chính những thiết kế của ông. Khi nhà thờ Florence Cathedral muốn làm mái vòm mới, Brunelleschi tự tin rằng mình có thể thực hiện một kiệt tác chưa từng có: Mái vòm tự chịu lực hoàn toàn.
 
Nhà thờ chính tòa Santa Maria del Fiore (Florence, nước Ý) có phần vòm do KTS Filippo Brunelleschi thiết kế.


Dường như ông đã gặp phải hai khó khăn lớn khi xây dựng. Thứ nhất là phương thức trộn bê tông không phù hợp khi xây dựng Falling of Rome. Thứ hai là lượng gỗ từ những khu rừng trong vùng không đủ để đáp ứng số lượng giàn giáo cần thiết.

Thế nhưng sự cố gắng của Brune là ngoài sức tưởng tượng. Thậm chí ông còn chẳng có đủ hai loại nguyên vật liệu chính, vậy mà ông vẫn có thể làm trọn vẹn mọi thứ.

Dù sao, chỉ với 4 triệu viên gạch mà 16 năm sau, Florence Cathedral đã có một mái vòm tuyệt vời, là một kiệt tác của mọi thời đại. Từ khi được Đức Giáo hoàng thừa nhận vào Lễ phục sinh năm 1436, tác phẩm vẫn là một mốc son đáng ghi nhớ của nền kiến trúc đương đại cho đến tận ngày nay.

2. Michelangelo Buonarroti

Người tiếp theo không ai khác ngoài Michelangelo Buonarroti. Ông sinh năm 1475 và có lẽ là người được biết đến nhiều nhất. Không chỉ là một họa sĩ mà còn là một nhà điêu khắc đại tài. Bên cạnh trang trí cho nhà nguyện Sistine và điêu khắc tượng David, Michelangelo còn tạo nên những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời cho nhà thờ St. Peter’s Basilica ở Vantican, cùng rất nhiều dự án khác như Thư viện Laurentian và Nhà thờ Medici.
 
Nhà thờ St. Peter's Basilica ở Vantican


Những thiết kế của ông mở ra thời đại mới cho kiến trúc Mannenism (trường phái Biểu Hiện), là tiền đề trong hội họa và kiến trúc của thời kỳ Baroque sau này. Rất nhiều kiến trúc sư thời kỳ Phục hưng, trong đó có một bộ phận không nhỏ là học trò và đồng nghiệp của Michelangelo đã tìm cho mình nguồn cảm hứng từ những tác phẩm của ông. Điều này chưa bao giờ bị hạn chế bởi những học thuyết thiết kế cổ điển khắt khe.

3. Louis Sullivan

Người tiếp theo trong danh sách này là Louis Sullivan, ông được người ta biết đến như cha đẻ của những tòa Skyscraper (nhà chọc trời). Ông là thầy dạy của rất nhiều KTS nổi tiếng, một trong số đó cũng nằm trong danh sách này mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau. Những gì mà Sullivan làm được không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nên những người trò giỏi.

Sinh năm 1856, Sullivan có kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều công ty kiến trúc, vì vậy ông có nhiều triển vọng nghề nghiệp với những tòa nhà được thiết kế ngày càng cao hơn. Là tín đồ trung thành của định lý “hình dáng theo công năng”, Sullivan thấy không khó để hình dung, thiết kế và xây dựng những toà nhà cao hơn những kiến trúc đương thời. Một khi phương diện chức năng được chú ý thì Sullivan cũng không e ngại về việc tăng cường những hoạ tiết trang trí đắt giá vào nội thất bên trong và bên ngoài tác phẩm để có những dự án độc nhất vô nhị.
 
Tòa nhà Wainwright, Hoa Kỳ


Trong khi nhiều kiến trúc sư khác còn đang phân vân trong việc chuyển sang sử dụng các thiết kế hiện đại như cấu trúc thép hay sử dụng hệ thống đèn điện thì Sullivan và đồng nghiệp của mình đã đi tiên phong, trong khi đó họ vẫn tôn trọng những đặc tính vốn có của những vật liệu thường được sử dụng thời đó. Trong tương lai, sẽ có những tài năng tiếp tục con đường của ông và họ sẽ gặt hái được những thành tựu to lớn hơn…

4. Le Corbusier

Nếu Sullivan được coi là cha đẻ của kiến trúc nhà chọc trời, thì Le Corbusier được mọi người biết đến như cha đẻ của mô hình Trung cư. Ông đã thiết kế và đưa ra những lý thuyết cơ bản về những dự án nhà ở công cộng. Yếu tố nổi bật của dự án này là thực sự phù hợp với mật độ dân cư rất lớn hiện nay.  Trong số những dự án của ông, có thiết kế gác xép thoáng đãng giữa những bức tường ngăn hay những hoạ tiết trang trí và bậu cửa sổ lớn có thể làm tăng ánh sáng cho không gian. Bê tông cốt thép cũng được đánh giá là điểm nổi bật trong những thiết kế của ông.
 
Biệt thự Savoye, Pháp.


Le Corbusier tên khai sinh là Charles-Edouard Jeaneret, ông sinh năm 1887. Không chỉ dừng lại ở góc độ tình cảm khi người ta quan niệm “Mái ấm là nơi con tim ngự trị”, hơn thế nữa ông còn dựa trên quan điểm chức năng của nó, ngôi nhà –  nơi thể hiện cuộc sống có trật tự và phong cách sống gắn liền với công nghệ và kĩ thuật. Triết lý này đã có ảnh hưởng sâu rộng đến phong cách của nhiều thế hệ kiến trúc sư sau này. Le Corbusier cũng phát triển mô hình nhà xây dựng hàng loạt, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà cửa sau chiến tranh TG thứ I và cải thiện mức sống cho những người dân có thu nhập thấp.

 5. Joseph Eichler

Joseph Eichler sinh năm 1900, nói một cách chính xác thì ông không phải một kiến trúc sư nhưng ông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc phát triển khu vực ngoại ô giữ thế kỷ 20. Trong suốt tuổi thanh xuân của mình, ông đã cùng công ty của mình xây dựng hơn 11000 ngôi nhà thiết kế dựa trên những nguyên tắc của kiến trúc hiện đại, và hầu hết những ngôi nhà này nằm ở California. Những tác phẩm của ông đã đưa kiến trúc hiện đại dẫn đầu trong giới thiết kế. Ngôi nhà ông thiết kế có một số chi tiết không thực sự phù hợp với tiêu chuẩn hiện này, ví dụ như cửa sổ thiết kế từ sàn nhà lên trần nhà hay cột trụ và xà dầm không được thiết kế theo cách thông thường. Những thiết kế khác của ông thì vẫn được thiết kế như thông thường như thiết kế sàn nhà hay phòng tắm thì không thể thiếu giống như những thiết kế ngày này.
 
 
Hai trong số những thiết kế của Joseph Eichler

Ông có ý tưởng mang tới những ngôi nhà đẹp, phong cách và sang trọng đến cho mọi người (Eichler ám chỉ mọi người ở đây bao gồm cả những người bị phân biệt chủng tộc cũng như tôn giáo). Tuy nhiên ngày nay,  để mua một căn nhà của Eichler thì hơi khó đối với một khách hàng được coi là tiềm năng trước đây. Một số căn nhà còn có giá từ 2 triệu đô la hoặc hơn thế. Những căn hộ Eicher đã xây dựng hiện giờ đang là những thiết kế thời thượng.

6. Philip Johnson

Philip Johnson sinh năm 1906, ông tốt nghiệp đại học Harvard và là người cũng áp dụng thiết kế cao tầng của Le Corbusier, sử dụng sức nặng bê tông trong xây dựng trên khắp nước Mỹ. Những thiết kế mang phong cách quốc tế sử dụng thép nguyên khối và kính megalith đã đến với Bắc Mỹ một cách rầm rộ, và phần lớn là nhờ công của Johnson.
 
Trụ sở tập đoàn AT&T, Tp. New York, Hoa Kỳ




Tuy nhiên thành công và tầm ảnh hưởng của Johnson chủ yếu nằm ở việc quay lại sử dụng những họa tiết kiến trúc truyền thống. Hệ quả của lời nguyền cho các kiến trúc sư - sẽ áp dụng lại những gì đã có sẵn mà thế hệ trước để lại. Ông đã mở đường cho kiến trúc hậu hiện đại, sự trở lại của những thiết kế truyền thống với những dự án như trụ sở tập đoàn AT&T tại thành phố New York. Tòa nhà này thỏa mãn cả hai khía cạnh chức năng và thị hiếu – hai khía cạnh mà trước đó một trong hai đã bị bỏ quên.

7. Ieoh Ming Pei

Ieoh Ming Pei thường được biết đến với cái tên I.M. Pei, ông sinh năm 1917. Không lâu sau khi tốt nghiệp, Pei được chú ý bởi những dự án có quy mô lớn. Ông nhanh chóng nhận được sự ca ngợi mang tầm quốc tế và công ty của ông trở thành một trong những công ty danh tiếng nhất trên thế giới. Pei còn nổi tiếng khi khắc phục được những khó khăn trong những dự án đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế cao độ trong khi những kiến trúc sư khác không làm được và quan hệ khách hàng củ họ thậ chị có thể trở nên tồi tệ hơn.

Kim tự tháp tại bảo tàng Louvre, Paris



Có lẽ có chút bất kính nhưng những người hâm mộ kiến trúc dành cho người đi bộ sẽ thấy quen thuộc với kim tự tháp tại bảo tàng Louver hơn là sự nổi tiếng của "Mật mã Da Vinci ". Đó chính là nhờ có I.M. Pei. Thực tế thì rất nhiều thiết kế hiện đại của bảo tàng được đảm nhiệm bởi công ty của ông trong nhiều thập kỷ. Sau nhiều năm phát triển những thiết kế đa dạng với quy mô lớn ở Mỹ thì Pei tập trung và những dự án ở Trung Quốc và các nước Đông Á. Quyết định thay đổi về địa lý này cũng ảnh hưởng nhiều đến phong cách của ông, khi trở lại Trung Quốc làm việc, ông đã đắn đo rất lâu để pha trộn giữa phong cách truyền thống và hiện đại, việc này thực sự liều lĩnh khi thực hiện tại đất nước như Trung Quốc,bởi sự tôn nghiêm và truyền thống lâu đời của nước này.

8. Renzo Piano

Có cái tên đặc biệt như những dự án kiến trúc của mình vậy. Renzo Piano sinh năm 1937, ông đã thiết kế và xây dựng rất nhiều công trình quan trọng trong nhiều năm – đủ để khiến những kiến trúc sư khác phải khó chịu vì ghen tị. Ông đã đạt được ngôi sao vàng danh vọng đầu tiên trong giới kiến trúc cho những cống hiến của mình tại trung tâm văn hóa George Pompidou ở Paris. Sự phối hợp của hình ảnh mang tính công nghệ, sự tinh tế mang tính nghệ thuật và hình thức độc đáo, trung tâm này nhanh chóng đi vào lòng người, không chỉ du khách mà cả những kiến trúc sư khác.

Học viện Khoa học California, Hoa Kỳ, một công trình của
Piano



Những tòa nhà mà Piano thiết kết không góc cạnh và phức tạp mà thay vào đó phong cách của ông rất phóng khoáng và tinh tế. Ông dành sự quan tâm chi tiết đặc biệt cho thiết kế của mình đặc biệt là về ánh sáng, điều này khiến nhiều người ngưỡng mộ và bắt chước theo. Điều đáng chú ý nhất có lẽ là ông đã mang đến phong cách đột phá và ấn tượng đến từng chi tiết cho tất cả những dự án dù đó là bảo tàng, nhà hát ngoài trời, sân bay hay thậm chí là những cây cầu.

 9. Frank Gehry

Frank Gehry sinh năm 1929, ông vẫn đang làm việc chủ yếu tại khu vực Los Angeles, ông đã thử nghiệm pha trộn những chất liệu khác nhau và là người tiên phong trong việc kết hợp những chất liệu và họa tiết độc đáo để tạo nên những kiệt tác mang hơi hướm hiện đại. Gehry thường sử dụng tôn kim loại, bê tông, hàng rào, titan, kính và gỗ dán trong những dự án của mình. Những tòa nhà của ông thường có đặc điểm: góc độ sắc nét, mặt tiền sâu rộng và không gian ấn tượng với những yếu tố ngoại cỡ và lạ lẫm. Chỉ mất một cuộc khảo sát nhanh chóng những thiết kế đương đại để thấy được tầm ảnh hưởng sâu rộng của Gehry đến những kiến trúc sư khác.

Trong số những kiệt tác có ảnh hưởng nhất của Gehry có bảo tàng Guggenheim tại Bilbao, Tây ban Nha và Trung tâm hòa nhạc Walt Disney Los Angeles. Ông cũng là người xây dựng nên Bảo tàng không gian vũ trụ California, bảo tàng The Experience Music Project ở Seattle, Pritzker Pavilion ở Công viên kỷ Chicago và dự án Grand Avenue và rất nhiều thiết kế nổi tiếng khác.

Bảo tàng Guggenheim, Tp. Bilbao, Tây Ban Nha.



Song có lẽ điều đáng giá nhất mà Gehry có được là ông đã có được sự công nhận đặc biệt. Ví dụ tờ tạp chí Vanity Fair dã khảo sát 52 chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc trong năm 2005 đã xác định những kiến trúc có ý nghĩa quan trọng trong 25 năm trước đó, thật đáng kinh ngạc, có tận 28 đề cử cho bảo tàng Guggeheim của Gehry.

10. Frank Lloyd Wright

Cuối cùng, một người chịu ảnh hưởng cực lớn bởi những tác phẩm của Luis Sullivan, người đàn ông đã làm công việc như một người trợ lý cho Sullivan hơn 6 năm liền. Hẳn là các bạn đnag tự hỏi rằng liệu chúng ta có nên bỏ Frank Lloyd Wright ra khỏi danh sách này hay không ? Yên tâm đi, vì ông chính là người xứng đáng nhất. Những dự án của Wright như là Biệt thự trên thác (Fallingwater), Tòa nhà Robie và bảo tàng Solomon R. Guggenheim đều đặc trưng bởi kiến trúc sinh thái hay hữu cơ và không gian thoáng đãng gần sông suối. Rất nhiều đồng nghiệp của ông tìm cách bắt chước lối thiết kế tao nhã mang cảm hứng từ thiên nhiên của ông.

Biệt thự trên thác (Fallingwater), Hoa Kỳ.



Frank Lloyd Wright sinh năm 1867, phong cách làm việc độc lập của ông có ảnh hưởng lớn đến nền kiến trúc thế giới nhưng ảnh hưởng to lớn nhất có lẽ là việc ông thành lập trường học nội trú Taliesin Fellowship năm 1932. Qua nhiều năm, những học viên đã vừa học vừa thực hành và xây dựng từ ngôi nhà Taliesin mùa hè của Wright ở Wisconsin cho đến ngôi nhà mùa đông của ông ở phía Tây Arizona. Ngôi trường đã đào tạo được một đội ngũ kiến trúc sư đầy hứa hẹn. Trong đó có những kiến trúc sư nổi tiếng như William Wesley Peters, Henry Klumb, Edgar Tafel and Jack Howe. Hiện tại ngôi trường đã được đổi tên là Trường Kiến trúc Frank Lloyd Wright, Taliesin vẫn là một học viện phát triển và chuẩn bị cho những kieens trúc sư tương lai theo con đường mang tính chất thương mại.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME