Trụ khung cửa tại sao phải làm thẳng và chắc?
Theo phong thủy, cửa chính là nơi ra vào trong đời sống thường nhật của mọi người cư trú trong nhà, là lối chủ yếu liên lạc giữa trong nhà với thế giới bên ngoài. Trước kia, người ta thường căn cứ vào cửa lớn, tường bao ngôi nhà mà phán đoán nhân thân và địa vị của chủ nhân ngôi nhà.
Đóng trụ khung cửa là bộ phận quan trọng của cả chiếc cửa, vậy nên được người ta rất coi trọng, đóng trụ khung cửa (gọi là “môn trụ" - trụ cửa) nhất định phải thẳng đứng, không được cong queo, vênh váo, trong đó có nguyên tắc đạo phong thuỷ, và cũng có lý lẽ về phong thủy kiến trúc học.
1. Trụ cửa cong vênh, không thẳng, chắc khoẻ sẽ làm tổn hại tới sự tôn nghiêm của chủ nhà. Cửa lớn từng vách ngôi nhà là tượng trưng cho nhân thân và địa vị của chủ ngôi nhà. Bởi vậy, khi trụ cửa xảy ra nghiêng hoặc công vênh, sẽ tổn thương tới sự uy nghiêm của chủ nhà. Do vậy mà người ta luôn chú trọng tới trụ cửa của nó luôn thẳng đứng và vững chắc hay không.
2. Nhìn từ quan điểm kiến trúc, còn có một lý do quan trọng khác nữa: trụ cửa có thẳng đứng thì mới vững chắc, mới chịu đựng được sức nặng của phần mái nhà đè xuống và mới làm điểm tựa vững chắc cho cánh cửa lúc đóng lúc mở, trụ cửa nghiêng cong, bởi sức chịu đựng không có hoặc không đều, dễ xảy ra nguy hiểm bật ngõng, long bản lề, đổ sập rất nguy hiểm.
3. Trụ cửa cong nghiêng cũng phá hỏng mỹ quan chung của cả ngôi nhà. Trụ cửa là bộ phận quan trọng của cả mặt cửa, trụ cửa nghiêng cong không co sức chịu đựng lực đè, mô men quay do cánh cửa gây ra và trông cũng không có mỹ quan hoành tráng, hùng vĩ.
4. Trụ cửa nghiêng cong, vênh váo trông rất “ngứa mắt”, tất sẽ tổn thương tới uy nghiêm của gia chủ, từ đó gián tiếp tạo ta tâm lý không thoải mái cho con người, tâm thần luôn áy náy hốt hoảng và như vậy bệnh hoạn cũng dễ phát sinh.
Cửa thời hiện đại cũng tương đối đơn giản (ở đậy đề cập tới những cổng lớn của khuôn viên nhà ở), trụ cửa (cổng) thường làm bằng đủ các loại vật liệu như gỗ, gạch, đá, bê tông, sắt... Nhằm đảm bảo trụ cửa phong thủy luôn luôn thẳng đứng, vững chắc, khoẻ khoắn, cần phải chú ý mấy điểm sau:
1. Nếu dùng vật liệu gỗ, thì phải rất thận trọng khi chọn chất liệu gỗ, và phần chân cột chôn xuống đất phải được hun cháy sém hoặc sơn phết chất chống mục đổ tránh bị ẩm mục.
2. Nếu là vật liệu bê tông, phần nhiều được ốp gạch men bên ngoài.
3. Trụ sắt thì đơn giản lại lâu bền chắc khoẻ, chỉ có điều dễ han rỉ, nên phải đặc biệt chú ý khâu quét sơn chống rĩ.
4. Về cánh cửa, tuỳ tiện cửa lớn nhỏ, rộng hẹp mà đặt một cánh hay 2 cánh, hoặc cánh cửa đẩy sang trái sang phải …
5. Trụ cửa phải liền khối, không được chắp ghép hoặc hàn nối.
Trong cẩm nang phong thủy có nói rằng: “Trụ bên tả bên hữu của cửa ra vào ngôi nhà không được dựng kiểu táp nối hoặc nối nền móng”. Ngày xưa chân trụ cửa thường được chôn sâu xuống đất, rất dễ ẩm mục, nên thường xảy ra chuyện nối móng (móng trụ), trụ cửa (cổng) kiển này thường yếu, không chịu thấu sức ép của mái nhà và sức bẩy, vặn cửa cánh cửa. Các nhà kiến trụ hiện nay cũng đồng với quan điểm trên.
Khi thiết kế cổng, cửa chính của một ngôi nhà cần phải chú ý trụ cửa (má khung cửa) có thẳng đứng, vững chắc, khoẻ khoắn hay không, bởi điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan tổng thể của ngôi nhà (“Hương án để mặt tiền” mà) và sự an nguy của cả ngôi nhà.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet