Nên giao quỹ bảo trì chung cư cho chủ đầu tư?
Đề xuất trên được dưa ra trong bối cảnh thời gian qua có quá nhiều vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư xuất phát từ quỹ bảo trì chung cư.
Sống trong một căn hộ tại chung cư Topaz City (quận 8, Tp.HCM), chị Liên cho rằng hiện nay có không ít chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì chứ không bàn giao cho người dân để phục vụ cho việc bảo trì tòa nhà. Trong khi theo luật, số tiền này phải được giao cho ban quản trị do dân bầu ra, đại diện cho người dân nắm giữ.
Quỹ bảo trì sẽ được gửi vào ngân hàng, do trưởng ban (gồm 2 thành viên trong ban quản trị) cùng với một thành viên khác đứng tên chủ tài khoản. Vậy nhưng quyền ứng cử vào ban quản trị lại dành cho tất cả cư dân, gồm cả người ở nhờ hoặc thuê trọ dài hạn, không sở hữu tài sản tại chung cư nên khó tránh khỏi tình trạng làm thất thoát quỹ, thậm chí là mất số tiền này. Chị Liên dẫn chứng: “Như tại chung cư Topaz City giá trị mỗi căn hộ lúc mua chưa tới 1 tỉ đồng, trong khi số tiền quỹ bảo trì chung cư nếu thu đủ có thể lên đến hàng chục tỉ đồng. Nếu hai người trong ban quản trị thông đồng với nhau thì họ hoàn toàn có thể tiêu xài vô tội vạ không ai biết, thậm chí ôm tiền bỏ nhà đi mất vì số tiền lớn hơn gấp nhiều lần giá trị căn nhà”.
Dù đã xuống cấp những do không còn quỹ bảo trì nên nhiều
chung cư không được sửa chữa. Ảnh: Ngọc Dương
Còn theo ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn bất động sản VN (VNG Real) thì cho rằng, quy định của pháp luật về việc sử dụng, quản lý quỹ bảo trì còn rất lỏng lẻo. Trong khi có nhiều doanh nghiệp còn cố ý chiếm dụng, không bàn giao lại quỹ bảo trì cho người dân thì chế tài lại chưa đủ mạnh để xử lý. Hơn nữa, do quy định pháp luật chưa rõ ràng, những người không phải cư dân cũng có thể lọt vào thành phần ban quản trị sẽ gây nhiều mối nguy. Bởi không chỉ được tham gia quản trị, điều hành chung cư, họ có thể sẽ “ôm” số tiền cả chục tỉ đồng phí bảo trì. Nếu những người này kết hợp với nhau ăn chặn, ăn bớt, hoặc có thể là nâng khống các gói bảo trì chung cư thì chắc chắn sẽ khiến số tiền này bị thất thoát, cụ thể là “chảy” vào túi của một số người.
Giả sử chỉ cần 2 người trong số các thành viên ban quản trị câu kết với nhau là có thể ôm gọn số tiền biến mất còn các cư dân thì lãnh đủ. Do đó, ông Trinh đề xuất: “2% trên tổng giá trị toàn bộ chung cư là số tiền khổng lồ, từ vài chục đến cả trăm tỉ đồng. Chính điều này đã phát sinh các tranh chấp lâu nay. Thà giao cho chủ đầu tư, là những người có tóc, thậm chí có nghề bảo trì chung cư còn an toàn hơn giao cho người dân không biết gì về kỹ thuật bảo trì tòa nhà, vận hành quản trị chung cư... Nếu an toàn nhất luật nên sửa lại giao cho chủ đầu tư và đại diện cư dân, chính quyền địa phương đứng tên đồng tài khoản, không thể giao phó hết cho ban quản trị chung cư. Hoặc không, cần xóa bỏ khoản phí này khi chung cư xảy ra sự cố hư hại hay cần duy tu bảo dưỡng có thể kêu gọi người dân đóng tiền vào”, ông Trinh đề xuất.
Trước những lùm xùm về tranh chấp quỹ bảo trì thời gian qua, mới đây Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công an vào cuộc, cùng với các ngành liên quan triển khai tổ chức, điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm những doanh nghiệp, chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, nhất là với những hành vi chiếm dụng, sử dụng quỹ bảo trì chung cư trái quy định của pháp luật.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet