Hà Nội: Đùn đẩy trách nhiệm quản lý tại xã Xuân Phương
Trong vài năm trở lại đây, tại khu tập thể Công ty CP Viglacera Hữu Hưng ở tổ 20, xã Xuân Phương (Từ Liêm) đang bị "xẻ thịt", biến tướng một cách công khai, khiến người dân khu vực phải gánh chịu hậu quả xấu về môi trường và an ninh trật tự.
Người dân sống tại khu tập thể (KTT) cho biết: Liên quan trực tiếp đến khu vực đất đang bị lấn chiếm là công nhân viên của công ty sống tại hai dãy nhà 2 tầng (chưa được Nhà nước bán thanh lý) và một dãy nhà đã được Nhà nước bán thanh lý từ những năm 1990. Phía trước những dãy nhà tập thể này là một diện tích đất khá lớn được các hộ sử dụng làm sân chơi, vườn trồng rau và nhà vệ sinh công cộng.
Năm 2007, sau khi công ty chuyển địa điểm sản xuất, nhiều công nhân sống tại dãy nhà hai tầng cũng chuyển đi, nhưng do buông lỏng công tác quản lý nên đã nảy sinh hiện tượng mua đi bán lại nhà ở rất lộn xộn. Một số người ngoài còn ngang nhiên "nhảy dù" vào khu đất trống của KTT để xây nhà. Toàn bộ tường rào, khu nhà vệ sinh công cộng, 2 ao rau muống đã bị một số đối tượng đến đập phá, san lấp từ năm 2009 và đến nay đã có gần 30 nóc nhà mọc lên.
Diễn biến vi phạm tại khu đất nói trên đều được đại diện tổ dân phố báo chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản song đến nay những ngôi nhà đó vẫn không bị tháo dỡ, các đối tượng còn thách thức người dân và ngang nhiên dựng nhà tôn, đổ cát bịt đường vào KTT. Tình trạng trên còn phá vỡ hệ thống cống chung, khiến mỗi khi trời mưa, nước không có lối thoát, dềnh lên, chảy lênh láng vào nhà dân, gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng.
Ông Đậu Minh Thanh, Giám đốc Công ty CP Viglacera Hữu Hưng cho biết: Từ tháng 4/2009 đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã ngang nhiên phá tường rào, nhà vệ sinh công cộng để xây nhà trên đất của KTT.
Do không có chức năng quản lý hành chính nhà nước, mỗi lần xảy ra như vậy, công ty đều chỉ biết gửi văn bản báo cáo, đề nghị các cấp ngăn chặn, xử lý nhưng không cơ quan nào trả lời.
Thừa nhận thực trạng nêu trên song ông Hy Văn Vinh, cán bộ Thanh tra Xây dựng xã Xuân Phương chống chế: UBND xã đã lập biên bản, cưỡng chế phá dỡ, song sau đó việc lấn chiếm lại tái diễn. Đã nhiều lần, UBND xã mời lãnh đạo công ty đến để bàn bạc, tìm giải pháp nhưng công ty thiếu sự phối hợp, trong khi đó xã ít cán bộ, địa bàn thì rộng, kinh phí lại quá eo hẹp. Sắp tới, UBND xã sẽ mời Thanh tra Xây dựng huyện Từ Liêm và công ty cùng họp để tìm hướng giải quyết triệt để tình trạng nêu trên.
Được biết, KTT rộng 4.300m2 và phần lớn diện tích này được quy hoạch vào dự án xây dựng Khu đô thị mới Xuân Phương. Năm 2009, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thu hồi số diện tích đất này song các bên chưa bàn giao vì chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.
Thực tế này khiến nhiều người dân nghi ngờ: Phải chăng vì thế mà các bên không mặn mà với việc giữ đất, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm? Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Từ Liêm sớm có biện pháp xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm để lập lại an ninh trật tự tại đây.
Năm 2007, sau khi công ty chuyển địa điểm sản xuất, nhiều công nhân sống tại dãy nhà hai tầng cũng chuyển đi, nhưng do buông lỏng công tác quản lý nên đã nảy sinh hiện tượng mua đi bán lại nhà ở rất lộn xộn. Một số người ngoài còn ngang nhiên "nhảy dù" vào khu đất trống của KTT để xây nhà. Toàn bộ tường rào, khu nhà vệ sinh công cộng, 2 ao rau muống đã bị một số đối tượng đến đập phá, san lấp từ năm 2009 và đến nay đã có gần 30 nóc nhà mọc lên.
Diễn biến vi phạm tại khu đất nói trên đều được đại diện tổ dân phố báo chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản song đến nay những ngôi nhà đó vẫn không bị tháo dỡ, các đối tượng còn thách thức người dân và ngang nhiên dựng nhà tôn, đổ cát bịt đường vào KTT. Tình trạng trên còn phá vỡ hệ thống cống chung, khiến mỗi khi trời mưa, nước không có lối thoát, dềnh lên, chảy lênh láng vào nhà dân, gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng.
Ông Đậu Minh Thanh, Giám đốc Công ty CP Viglacera Hữu Hưng cho biết: Từ tháng 4/2009 đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã ngang nhiên phá tường rào, nhà vệ sinh công cộng để xây nhà trên đất của KTT.
Do không có chức năng quản lý hành chính nhà nước, mỗi lần xảy ra như vậy, công ty đều chỉ biết gửi văn bản báo cáo, đề nghị các cấp ngăn chặn, xử lý nhưng không cơ quan nào trả lời.
Thừa nhận thực trạng nêu trên song ông Hy Văn Vinh, cán bộ Thanh tra Xây dựng xã Xuân Phương chống chế: UBND xã đã lập biên bản, cưỡng chế phá dỡ, song sau đó việc lấn chiếm lại tái diễn. Đã nhiều lần, UBND xã mời lãnh đạo công ty đến để bàn bạc, tìm giải pháp nhưng công ty thiếu sự phối hợp, trong khi đó xã ít cán bộ, địa bàn thì rộng, kinh phí lại quá eo hẹp. Sắp tới, UBND xã sẽ mời Thanh tra Xây dựng huyện Từ Liêm và công ty cùng họp để tìm hướng giải quyết triệt để tình trạng nêu trên.
Được biết, KTT rộng 4.300m2 và phần lớn diện tích này được quy hoạch vào dự án xây dựng Khu đô thị mới Xuân Phương. Năm 2009, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thu hồi số diện tích đất này song các bên chưa bàn giao vì chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.
Thực tế này khiến nhiều người dân nghi ngờ: Phải chăng vì thế mà các bên không mặn mà với việc giữ đất, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm? Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Từ Liêm sớm có biện pháp xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm để lập lại an ninh trật tự tại đây.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet