Đối tượng được thuê và mua căn hộ tại KĐT mới Việt Hưng?
UBND TP Hà Nội vừa tổ chức khánh thành 800 căn hộ tại Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên). Trong số 800 căn hộ này có 500 căn cho thuê và 300 căn bán với giá rẻ. Những ai sẽ được thuê và mua căn hộ này?
Báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Tuấn Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội về vấn đề này.
Ông Tuấn cho biết, đây là dự án đầu tiên của TP Hà Nội áp dụng hình thức thuê mua. Hình thức này phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của những người có thu nhập thấp, bởi ngoài giá mua rẻ (khoảng 6 triệu đồng/m2), người dân còn được lựa chọn thời gian mua trả dần (tối thiểu 5 năm, tối đa 10 năm) với lần đầu chỉ phải trả 20% tổng giá trị căn hộ.
Đối tượng thuê là cán bộ công nhân viên chức có hộ khẩu Hà Nội đang gặp khó khăn về nhà ở và một số gia đình chính sách. Với đối tượng thuê, bản thân người thuê đang gặp khó khăn về tài chính, nhất là những đôi vợ chồng trẻ mới ra trường, gia đình nghèo, không có nhà ở, theo quy định tại Quyết định 45 của UBND thành phố Hà Nội.
Còn đối tượng để được xét duyệt thuê mua cũng giống như đối tượng thuê. Đối tượng thuê mua phải bỏ ra một khoản kinh phí ban đầu. Ví dụ, với mức giá 6 triệu đồng/m2 của căn hộ diện tích 50m2 là 300 triệu đồng, người thuê mua phải trả 20% giá trị căn hộ (khoảng 60 triệu đồng) và trả số tiền còn lại trong vòng 10 năm (chia đều theo các tháng) cộng thêm khoản lãi ngân hàng và đến năm thứ 10 người thuê mua được cấp sổ và được sở hữu căn hộ.
Sau 10 năm người thuê mua được quyền bán ra ngoài nhưng khi bán, nhà nước sẽ lấy lại phần đã hỗ trợ (giá gốc căn hộ), còn chủ nhà chỉ được hưởng phần lãi sau khi bán nhà. Ngoài ra, khi bán, chủ hộ phải cam kết không bao giờ xin hỗ trợ từ các dự án nhà ở khác của nhà nước nữa. Đặc biệt, nếu nộp tiền xong, năm sau muốn trả tiền luôn một cục cho nhà nước cũng không được vì như vậy rõ ràng anh đã thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Với loại nhà kiểu này, nhà nước chỉ tạo điều kiện cho những người thực sự khó khăn để trả dần. Nếu chủ hộ hết khó khăn, cơ quan quản lý sẽ mua lại nhà để giao cho người khác, tránh tình trạng mua xong rồi bán lại kiếm lời.
Những đối tượng có nhu cầu sẽ làm thủ tục thuê, mua thế nào?
Căn cứ vào chỉ tiêu mà thành phố phân bổ cho các quận, quận thông báo cho các đơn vị trên địa bàn. Cán bộ công nhân viên chức ở đơn vị nào, làm hồ sơ gửi cơ quan của người đó xem xét, duyệt đầu tiên. Sau đó, hồ sơ được gửi lên cấp quận. Cấp quận xem xét, sau đó gửi lên hội đồng xét duyệt của thành phố.
Hiện, đã có 52 hộ chính sách được duyệt thuê mua. Đây là đối tượng do UBND các quận, huyện gửi lên Sở LĐ-TB&XH xem xét, được trình lên hội đồng và hội đồng đã thống nhất trình lên UBND thành phố.
Quy trình xét duyệt hồ sơ như vậy liệu có tránh được tiêu cực?
Hồ sơ của những người mua nhà sẽ được hội đồng xét duyệt (gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Sở LĐ-TB&XH). Với những đối tượng thuê nhà, cứ 3 năm sẽ xét duyệt một lần. Nếu sau 3 năm xét lại, nếu vẫn khó khăn thì được tiếp tục thuê; trường hợp, sau 3 năm anh có cuộc sống khá giả hơn, do giàu đột xuất như có con ở nước ngoài cho tiền, trúng xổ số... thì anh phải trả lại, để cho người khác thuê. Nên có muốn tiêu cực cũng khó.
Trường hợp đối tượng được xét vào ở nhưng lại cho thuê, bán lại sẽ bị xử lý thế nào?
Nếu cho thuê lại, bán lại thì ngay lập tức sẽ bị thu hồi.
Hiện, UBND TP Hà Nội đang coi đây là dự án thí điểm, sau đó sẽ nghiên cứu tiếp các chính sách để nhân rộng trong thời gian tới. Điều quan trọng là phải kêu gọi được doanh nghiệp tham gia vào đầu tư xây dựng loại hình nhà ở này, vì để nhà nước làm thì không đủ kinh phí. Sau khi mô hình ở Khu đô thị mới Việt Hưng hoàn tất, chắc chắn Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt.
Khi tham gia đầu tư nhà ở xã hội này, doanh nghiệp được ưu đãi gì?
Sở Xây dựng đang đề nghị với UBND thành phố Hà Nội có chính sách cho các nhà đầu tư để khi họ tham gia xây dựng nhà cho thuê và thuê mua vẫn có lãi, đủ vốn để tái sản xuất và trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Chúng tôi cũng đang có ý tưởng sẽ tạo ra phần mềm để theo dõi hồ sơ về nhà ở của mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên trong địa bàn thành phố. Nếu thấy công dân khó khăn về nhà ở, nhà nước sẽ hỗ trợ. Việc quản lý hồ sơ sẽ chặt chẽ đến từng đối tượng. Nếu đối tượng đã được nhà nước hỗ trợ cho thuê mua một lần rồi thì chắc chắn sẽ không bao giờ được mua lại lần hai.
Cảm ơn ông.
Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng 22.477 m2, bao gồm 7 khối nhà cao 6 tầng, không thang máy, với 800 căn hộ có diện tích từ 36- 63m2. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội. Chủ đầu tư đã đề xuất giá bán khoảng 6 triệu đồng/m2, như vậy, các căn hộ tại đây chỉ có giá từ 200 triệu đến dưới 400 triệu đồng.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn có hơn 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó cơ quan trung ương là 202.000 người.
Dự án nhà ở xã hội cho thuê, mua đầu tiên ở Hà Nội. |
Ông Tuấn cho biết, đây là dự án đầu tiên của TP Hà Nội áp dụng hình thức thuê mua. Hình thức này phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của những người có thu nhập thấp, bởi ngoài giá mua rẻ (khoảng 6 triệu đồng/m2), người dân còn được lựa chọn thời gian mua trả dần (tối thiểu 5 năm, tối đa 10 năm) với lần đầu chỉ phải trả 20% tổng giá trị căn hộ.
Sau 10 năm được sở hữu căn hộ
Đối tượng được thuê, mua nhà tại dự án là những ai?Đối tượng thuê là cán bộ công nhân viên chức có hộ khẩu Hà Nội đang gặp khó khăn về nhà ở và một số gia đình chính sách. Với đối tượng thuê, bản thân người thuê đang gặp khó khăn về tài chính, nhất là những đôi vợ chồng trẻ mới ra trường, gia đình nghèo, không có nhà ở, theo quy định tại Quyết định 45 của UBND thành phố Hà Nội.
Còn đối tượng để được xét duyệt thuê mua cũng giống như đối tượng thuê. Đối tượng thuê mua phải bỏ ra một khoản kinh phí ban đầu. Ví dụ, với mức giá 6 triệu đồng/m2 của căn hộ diện tích 50m2 là 300 triệu đồng, người thuê mua phải trả 20% giá trị căn hộ (khoảng 60 triệu đồng) và trả số tiền còn lại trong vòng 10 năm (chia đều theo các tháng) cộng thêm khoản lãi ngân hàng và đến năm thứ 10 người thuê mua được cấp sổ và được sở hữu căn hộ.
Sau 10 năm người thuê mua được quyền bán ra ngoài nhưng khi bán, nhà nước sẽ lấy lại phần đã hỗ trợ (giá gốc căn hộ), còn chủ nhà chỉ được hưởng phần lãi sau khi bán nhà. Ngoài ra, khi bán, chủ hộ phải cam kết không bao giờ xin hỗ trợ từ các dự án nhà ở khác của nhà nước nữa. Đặc biệt, nếu nộp tiền xong, năm sau muốn trả tiền luôn một cục cho nhà nước cũng không được vì như vậy rõ ràng anh đã thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Với loại nhà kiểu này, nhà nước chỉ tạo điều kiện cho những người thực sự khó khăn để trả dần. Nếu chủ hộ hết khó khăn, cơ quan quản lý sẽ mua lại nhà để giao cho người khác, tránh tình trạng mua xong rồi bán lại kiếm lời.
Những đối tượng có nhu cầu sẽ làm thủ tục thuê, mua thế nào?
Căn cứ vào chỉ tiêu mà thành phố phân bổ cho các quận, quận thông báo cho các đơn vị trên địa bàn. Cán bộ công nhân viên chức ở đơn vị nào, làm hồ sơ gửi cơ quan của người đó xem xét, duyệt đầu tiên. Sau đó, hồ sơ được gửi lên cấp quận. Cấp quận xem xét, sau đó gửi lên hội đồng xét duyệt của thành phố.
Hiện, đã có 52 hộ chính sách được duyệt thuê mua. Đây là đối tượng do UBND các quận, huyện gửi lên Sở LĐ-TB&XH xem xét, được trình lên hội đồng và hội đồng đã thống nhất trình lên UBND thành phố.
Quy trình xét duyệt hồ sơ như vậy liệu có tránh được tiêu cực?
Hồ sơ của những người mua nhà sẽ được hội đồng xét duyệt (gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Sở LĐ-TB&XH). Với những đối tượng thuê nhà, cứ 3 năm sẽ xét duyệt một lần. Nếu sau 3 năm xét lại, nếu vẫn khó khăn thì được tiếp tục thuê; trường hợp, sau 3 năm anh có cuộc sống khá giả hơn, do giàu đột xuất như có con ở nước ngoài cho tiền, trúng xổ số... thì anh phải trả lại, để cho người khác thuê. Nên có muốn tiêu cực cũng khó.
Trường hợp đối tượng được xét vào ở nhưng lại cho thuê, bán lại sẽ bị xử lý thế nào?
Nếu cho thuê lại, bán lại thì ngay lập tức sẽ bị thu hồi.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. |
Sẽ triển khai đồng loạt
Sau dự án trên, mô hình này có được nhân rộng không?Hiện, UBND TP Hà Nội đang coi đây là dự án thí điểm, sau đó sẽ nghiên cứu tiếp các chính sách để nhân rộng trong thời gian tới. Điều quan trọng là phải kêu gọi được doanh nghiệp tham gia vào đầu tư xây dựng loại hình nhà ở này, vì để nhà nước làm thì không đủ kinh phí. Sau khi mô hình ở Khu đô thị mới Việt Hưng hoàn tất, chắc chắn Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt.
Khi tham gia đầu tư nhà ở xã hội này, doanh nghiệp được ưu đãi gì?
Sở Xây dựng đang đề nghị với UBND thành phố Hà Nội có chính sách cho các nhà đầu tư để khi họ tham gia xây dựng nhà cho thuê và thuê mua vẫn có lãi, đủ vốn để tái sản xuất và trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Chúng tôi cũng đang có ý tưởng sẽ tạo ra phần mềm để theo dõi hồ sơ về nhà ở của mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên trong địa bàn thành phố. Nếu thấy công dân khó khăn về nhà ở, nhà nước sẽ hỗ trợ. Việc quản lý hồ sơ sẽ chặt chẽ đến từng đối tượng. Nếu đối tượng đã được nhà nước hỗ trợ cho thuê mua một lần rồi thì chắc chắn sẽ không bao giờ được mua lại lần hai.
Cảm ơn ông.
Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng 22.477 m2, bao gồm 7 khối nhà cao 6 tầng, không thang máy, với 800 căn hộ có diện tích từ 36- 63m2. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội. Chủ đầu tư đã đề xuất giá bán khoảng 6 triệu đồng/m2, như vậy, các căn hộ tại đây chỉ có giá từ 200 triệu đến dưới 400 triệu đồng.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn có hơn 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó cơ quan trung ương là 202.000 người.
(Theo TPO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet