Đà Nẵng ra đề án chống thất thu thuế với lĩnh vực kinh doanh BĐS
Đà Nẵng vừa ban hành Đề án Chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS). Đề án thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.
Theo tình hình thực tế hàng năm, các lĩnh vực sẽ được xem xét bổ sung vào đề án. Những quận thực hiện đề án này đầu tiên là Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ.
Đề án nêu, thời gian qua, hoạt động kinh doanh BĐS trên một số địa bàn tại Đà Nẵng phát triển nhanh về quy mô, số lượng dự án. Nhiều trường hợp chuyển nhượng vốn, dự án gắn liền với chuyển nhượng BĐS, mua bán chuyển nhượng đất nền, căn hộ, nhà đất kê khai giá qua ký kết hợp đồng mua bán chưa đúng với giá thực tế khiến việc kê khai, nộp thuế không phản ánh đúng thực tế, gây thất thu thuế.
Thông qua hình thức liên danh với chủ đầu tư để được ủy quyền chuyển nhượng, người được ủy quyền làm trung gian khai giá không đúng với giá thị trường. Số tiền chênh lệch không được phản ánh trên sổ sách, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thu.
Việc chuyển nhượng, mua bán, kinh doanh BĐS là
một trong những lĩnh vực gây thất thu thuế nhiều nhất
Để tránh thất thu nguồn thuế từ hoạt động kinh doanh BĐS, Đà Nẵng sẽ điều chỉnh bảng giá đất để sát với giá thị trường. Cùng với đó, tiến hành thu thập thông tin về những dự án được cấp phép, xây cơ sở hạ tầng chuyển nhượng BĐS; tiến độ triển khai dự án, tình hình nộp thuế của các chủ đầu tư; kiểm tra hồ sơ khai quyết toán thuế của 10-15 dự án lớn; xử lý những trường hợp vi phạm. Đồng thời, tiếp tục kiểm tra hoạt động kinh doanh BĐS có thu tiền theo tiến độ, tập trung vào những dự án có chủ đầu tư là doanh nghiệp ngoại tỉnh, có đầu tư chuyển nhượng BĐS tại Đà Nẵng. Kiểm tra hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê biệt thự resort, căn hộ khách sạn tại thành phố. Cung cấp thông tin khi thấy có dấu hiệu giá khai thấp hơn giá thực tế.
Thời gian tới, UBND TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục gửi Bộ Tài chính văn bản đề nghị cho ý kiến về việc sửa giá tính thuế với hoạt động chuyển nhượng BĐS theo bảng giá và nhân với hệ số điều chỉnh. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Theo chương trình kiểm tra chống thất thu thuế, năm 2016, 2.229 cơ sở kinh doanh đã bị kiểm tra, truy thu thuế 164,48 tỷ đồng. Trong năm 2017, 2.906 cơ sở kinh doanh cũng đã bị thanh kiểm tra, xử lý truy thu thuế 225,08 tỷ đồng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet