Kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành. 

Kế hoạch bao gồm những nội dung cụ thể sau: chủ động phát hiện sớm công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình trong việc quản lý sử dụng, khai thác công trình thuộc sở hữu của mình hoặc được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng để chủ động công tác sửa chữa, bảo trì công trình đảm bảo chất lượng và giữ gìn cảnh quan chung cho đô thị; áp dụng các biện pháp an toàn kịp thời, đảm bảo không xảy ra sự cố công trình. Mục đích của kế hoạch là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà trên địa bàn thành phố. 

kiểm tra, rà soát công trình công cộng cũ, nguy hiểm
Chung cư B1 Văn Chương Hà Nội rơi vào tình trạng xập xệ từ nhiều năm nay

Các tòa nhà chung cư xây dựng trước năm 1994 (trừ các chung cư tái định cư do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà ở Hà Nội quản lý); nhà biệt thự; trụ sở làm việc, công trình có tuổi thọ trên 60 năm và các công trình khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn trên địa bàn sẽ được thành phố tổ chức kiểm tra hiện trạng, thống kê đánh giá về mức độ an toàn chịu lực. Các phương pháp như đo đạc, đánh giá trực quan của người quản lý sử dụng công trình sẽ được áp dụng trong quá trình kiểm tra. Trên cơ sở đó, danh mục báo cáo sơ bộ tình trạng hư hỏng sẽ được lập. Danh mục này sẽ được kiểm tra, xác minh đối chiếu và tổng hợp, đánh giá, phân loại.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức an toàn chịu lực đối với các công trình do đơn vị mình quản lý và chủ trì. Các quận, huyện cũng sẽ phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn hướng dẫn UBND các xã, phường, các đơn vị trực thuộc, các hộ gia đình cá nhân, các tổ chức kinh tế tư nhân trên địa bàn, kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình của đơn vị mình đang quản lý; đồng thời thực hiện tổng hợp kết quả báo cáo của các đơn vị này gửi Sở Xây dựng theo quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng thực hiện ngay biện pháp đảm bảo an toàn với các công trình có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sụp đổ. Các biện pháp bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, sau khi tổ chức, kiểm tra các công trình do đơn vị mình quản lý sẽ phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình do đơn vị quản lý, tổng hợp kết quả báo cáo của các đơn vị trực thuộc, gửi Sở Xây dựng theo quy định. Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND thành phố tổ chức triển khai kế hoạch này.

Về tiến độ thực hiện: Từ ngày 15/7 – 15/8/2016, sẽ lập danh sách, đánh giá bước đầu của người quản lý, sử dụng. Từ ngày 16/8 – 16/12/2016 sẽ thuê đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện khảo sát sơ bộ bằng phương pháp trực quan và chuyên gia, đưa ra đánh giá dựa trên các dấu hiệu bên ngoài của các kết cấu. Kết luận của bước khảo sát này là công trình có cần thiết phải khảo sát chi tiết hay không và hướng xử lý. Năm 2017 sẽ khảo sát, đánh giá chi tiết.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME