>> Ngưng cấp phép dự án BĐS: Nhà quản lý lạm quyền?

Trao đổi với phóng viên TBKTSG Online, ông Trịnh Đình Dũng cho rằng, thị trường bất động sản tại Việt Nam trong những năm qua phát triển tự phát theo phong trào, dẫn đến lệch pha cung cầu.

“Ở bất cứ quốc gia nào, thị trường bất động sản là một loại thị trường đặc biệt và cần sự can thiệp của nhà nước. Chúng ta không chỉ có bàn tay vô hình mà phải có cả bàn tay hữu hình”, ông Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đang thừa sản phẩm cao cấp và thiếu những sản phẩm bình dân. Ảnh: Mạnh Tùng

Ông Dũng nhận định, sự phát triển tự phát theo phong trào đã dẫn đến thực trạng thừa sản phẩm cao cấp và thiếu những sản phẩm bình dân.

Đó chính là lý do Bộ Xây dựng mới đây đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới cho các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ Xây dựng và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Theo người đứng đầu ngành xây dựng, đề xuất  trên  là phù hợp với yêu cầu của Chính phủ trong chỉ thị 2196 (năm 2011) về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản và nghị định 11 (năm 2013) về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Cũng theo ông Dũng, thực tế quá nhiều dự án đã cấp phép đang bỏ không, gây ra sự lãng phí nên "chúng ta không nên cấp phép đăng ký mới, tránh sự lãng phí mới".

Con số của Bộ Xây dựng công bố cho thấy, đến cuối năm 2013, cả nước có hơn 4.000 dự án khu đô thị mới, tổng giá trị gần 4,5 triệu tỉ đồng. Tính đến cuối tháng 2-2014, tổng giá trị tồn kho bất động sản cả nước còn gần 92.700 tỉ đồng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME